• 0937 467 120
  • alufavietnam@gmail.com

Các loài ong phổ biến ở Việt Nam

1. Apis mellifera (Ong ngoại Châu Âu)

Ong ngoại Apis mellifera, hay còn gọi là ong mật châu u, là một trong những loài ong quý báu và phổ biến trên toàn thế giới. Loài này có nguồn gốc ở châu u, nhưng đã được đưa vào nuôi và phân bố trên khắp các lục địa. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về nguồn gốc và sự phân bổ của loài này.

Apis mellifera là một loài ong mật có sự phân bổ toàn cầu, được tìm thấy ở hầu hết các khu vực trên Trái Đất. Loài này đã được du nhập và phát triển thành đàn ong nuôi ở nhiều quốc gia và lục địa khác nhau.

Chúng thích nghi với nhiều loại môi trường, từ vùng núi đến đồng cỏ và khu vườn thành thị. Điều này đã giúp chúng phân bố rộng rãi và trở thành loài ong nội địa quan trọng ở nhiều nơi.

Apis mellifera có sự đa dạng về chủng loại và phụ loài, có sự biến đổi về kích thước, màu sắc và đặc điểm sinh học tùy thuộc vào môi trường sống cụ thể.



2. Apis cerana (Ong nội địa)

Apis cerana là một trong những loài ong có nguồn gốc từ châu Á và có nhiều tên gọi khác nhau như ong mật châu á, ong núi. Apis cerana cũng là loài nội địa phổ biến tại Việt Nam..

 Apis cerana là một loài ong nhỏ, với kích thước trung bình từ 7-10mm. Chúng có lớp lông dày màu đen hoặc nâu đậm. Apis cerana thường sống trong tổ hình tròn hoặc tổ hình thoi được xây dựng từ sáp ong, và chúng thường xây tổ ở vùng núi cao và vùng nông thôn, thỉnh thoảng cũng có ở đô thị.

Loài ong này thích ứng tốt với khí hậu nhiệt đới và ôn đới ẩm, chúng thường được tìm thấy trong các khu vực có mật hoa phong phú.

3. Apis dorsata (ong Khoái)

 Ong khoái hay ong mật khổng lồ Đông Nam Á, là một loài ong mật phân bố ở miền Nam và Đông Nam Á. Ong thợ của loài Apis dorsata có chiều dài khoảng 17–20 mm. Ong khoái là loại ong có thân hình lớn nhất trong các loại ong cho mật, nó lớn gần gấp đôi ong mật, và chính vì vậy tổ của nó cũng lớn gấp nhiều lần so với ong mật

Tổ được xây chủ yếu là xây dựng ở những nơi rất cao so với mặt đất, trên cành cây có đủ điều kiện ánh sáng độ thông thoáng thường là những cành cây của những cây lâu năm có độ soải 30 độ. Tổ của chúng có thể cách mặt đất 60cm tới độ cao vài chục mét, đôi khi chúng xây tổ dưới vách đá nhô ra, hay phần nối của các tòa nhà

Đây là loài ong chưa được thuần hóa đễ nuôi dưỡng. Mật loài ong này thường chỉ được khai thác tự nhiên trong các khu rừng. Tập tính xây tổ ở độ cao lớn nên việc lấy mật cũng gặp rất nhiều khó khăn.


4. Apis florea (ong ruồi đỏ)

 A. florea được gọi là ong mật lùn do kích thước nhỏ so với các loài ong mật khác . Kiến thợ thường có chiều dài cơ thể từ 7–10 mm và màu sắc tổng thể của nó là nâu đỏ. Loài ong này phân bố khắp Việt Nam.

 Ong ruồi rất hiền lành, nó di chuyển chậm chạp và tổ nó bé, bằng khoảng 2 bàn tay người lớn, phần trên là cục mật được làm sát với cành cây, cục mật rất dày và to. Phần phía dưới là phần sinh sản của chúng nên nó mỏng và dẹt dài thòng xuống phía dưới.

 Đây là loài ong chưa được thuần hóa để nuôi dưỡng lấy mật.


Bạn cần Đăng nhập blog.or Đăng ký blog.to_comment.

Danh sách bình luận (0)

Bài viết mới nhất